Cách sơ cứu, xử lý ngộ độc thức ăn chuẩn nhất

29/03/2024

Tình trạng ngộ độc xảy ra khi ăn đồ ôi thiu, hết hạn sử dụng, nhiễm khuẩn hoặc ăn kết hợp nhiều loại gây độc.

Ngộ độc thức ăn thường có biểu hiện nôn mửa, chóng mặt, đau cơ, khó thở... Ngộ độc thức ăn nặng có thể gây tử vong. Dưới đây là cách sơ cứu sau khi bị ngộ độc thức ăn. 

Gây nôn (nếu người bệnh không có biểu hiện nôn)

Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu đầu tiên nên làm là kích thích để người bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Có thể dùng tay đã rửa sạch đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn.

Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu đầu tiên nên làm là kích thích để người bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài.

Nôn được càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Khi tiến hành gây nôn cho người bệnh, cần để người bệnh nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu để chất thải nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không gây sặc cho người bệnh.

Với người bệnh bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.

Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi

Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài thì cơ thể sẽ bị mất nước. Chính vì vậy cần tiến hành bù nước cho người bệnh bằng cách cho uống nhiều nước lọc, uống nước oresol hoặc uống nước gạo rang để bù nước cho người bệnh.

Cho người bệnh bằng cách cho uống nhiều nước lọc, uống nước oresol hoặc uống nước gạo rang để bù nước cho người bệnh.

Đối với người bệnh tiêu chảy

Có thể sử dụng dung dịch oresol hòa tan để tránh tình trạng đi ngoài nhiều gây mất nước trong cơ thể. Trường hợp không có sẵn oresol, có thể thay thế bằng dung dinh nước muối loãng (pha 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước lọc).

Những người có biểu hiện ngộ độc nhẹ như đau bụng, đi ngoài có thể uống men tiêu hóa để cải thiện tình hình, giảm các cơn đau.

Những người có biểu hiện ngộ độc nhẹ như đau bụng, đi ngoài có thể uống men tiêu hóa để cải thiện tình hình, giảm các cơn đau.

Gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vậy nên bệnh nhân cần được sự trợ giúp của nhân viên y tế bằng cách gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Chọn mua thực phẩm an toàn, còn tươi, loại có nhãn mác

Cơ sở sản xuất tuân thủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm.

Nấu kỹ thức ăn

Thực phẩm tươi sống dễ chứa các mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn.

Thực phẩm tươi sống dễ chứa các mầm bệnh

Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín

Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. 

Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín

Thực phẩm nấu xong chưa ăn ngay, bảo quản ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần 60 độ C) hoặc lạnh (dưới 50 độ C). Tất cả thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Không bảo quản số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh.

Thực phẩm nấu xong chưa ăn ngay, bảo quản ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần 60 độ C) hoặc lạnh (dưới 50 độ C).

Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn

Trong điều kiện không thể ăn ngay sau khi nấu, sau 2 giờ phải đun lại trước khi ăn. Đây là nguyên tắc tốt nhất để tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín

Thực phẩm nấu chín có thể bị ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Nếu để chung sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.

Theo Giáo dục và Thời đại

Tin tức cùng chuyên mục

Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) thông tin về 8 sai lầm khi sử dụng kem chống nắng làm tổn thương...

1006

Bệnh viện Da Liễu Hà Nội thông tin cảnh báo về 10 thói quen gây tổn thương tóc chị em cần...

1004

Theo chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến lỗ chân lông trên da mặt ngày càng to như tác động ánh...

1041

ThS. BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia thông tin cụ...

969